Ngành công nghiệp luyện gang thép
sản xuất nắp hố ga, thuộc nhóm ngành công nghiệp nặng, không những đòi hỏi nhiều thiết bị máy móc kỹ thuật, nguồn lao động, mà còn gây rất nhiều tổn hại đến hệ sinh thái và sức khỏe cộng đồng.
Ở các quốc gia đang phát triển, ví dụ Việt Nam, nhóm ngành này đóng vai trò then chốt trong sự phát triển kinh tế. Tuy nhiên, hệ lụy mang lại từ ngành công nghiệp
luyện gang thép là sự gia tăng áp lực về ô nhiễm môi trường và sức khỏe con người. Các vấn đề ô nhiễm từ ngành công nghiệp luyện gang thép có thể kể đến như ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm đất, ô nhiễm không khí và ô nhiễm nước.
Luyện gang và thép là quá trình điều chế gang và thép từ các quặng trong tự nhiên hoặc các nguyên liệu tái chế, tùy thuộc vào nguyên liệu ban đầu mà có thể trải qua nhiều khâu khác nhau.
Các khâu sản xuất trong quá trình luyện gang thép phát sinh ra một lượng lớn chất thải.
Những con số biết nói
Trong bài viết này, thành phần các chất ô nhiễm được phân tích và đánh giá từ các nhà máy luyện gang thép điển hình trước năm 1999 trên thế giới qua bốn tổ chức là Ngân hàng thế giới (The World Bank Group), Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP), Tổ chức phát triển Công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO), và Tổ chức Y tế thế giới (WHO).
Khí và bụi thải.
Công nghiệp luyện gang thép thải ra một lượng lớn khí thải. Hơi và sản phẩm phụ từ quá trình luyện cốc, nung kết và làm sạch kim loại gây ô nhiễm nặng môi trường không khí. Cụ thể các loại khí sinh ra từ quá trình này là oxit lưu huỳnh (SOx), oxit nitơ (NOx), và oxit các bon (CO, CO2) và các hạt lơ lửng. Với 1 tấn thép được sản xuất thì lượng phát thải trung bình như sau[1]:
1,5kg SOx;
1,2kg NOx;
15 đến 30kg hạt lơ lửng cho công nghệ lò thổi basic oxygene.
20 kg bụi trong quá trình nung kết
15 kg bụi trong quá trình cán thép
Tại Ấn Độ, qua số liệu thu thập từ 5 nhà máy luyện gang thép năm 2009-2010, người ta tính toán trung bình để luyện 1 tấn thép thành phẩm thì phát thải 1,4 đến 4,2 tấn CO2. Dự báo đến năm 2030, ngành công nghiệp luyện gang thép của Ấn Độ sẽ phát thải khoảng 800 triệu tấn CO2.
Một trường hợp điển hình khác có thể kể đến là tập đoàn luyện thép AK, là một trong những tập đoàn lớn có 8 nhà máy luyện thép ở nhiều tiểu bang khác nhau trên nước Mỹ. Năm 2009, tập đoàn AK đứng thứ 14 trong danh sách gây ô nhiễm không khí vì phát thải ra 136 tấn khí thải.
Hình 1: Khói và bụi phát sinh từ nhà máy luyện thép.
Nhiều công ty không muốn xử lý khí và bụi thải, vốn là một quy trình tốn phức tạp và tốn kém, vì vậy những loại khí này sẽ được thải trực tiếp ra môi trường. Tại Ấn Độ, những khí thải, bụi thải này được kết luận là nguyên nhân gây ra các triệu chứng về nhãn khoa, bệnh về đường hô hấp của học sinh tại một số trường học gần khu vực thải của các nhà máy luyện gang thép.
Chất thải rắn
Chất thải rắn phát sinh từ quá trình luyện gang thép bao gồm xỉ than và bụi có lẫn kim loại nặng.
Theo số liệu của bốn tổ chức WB/UNEP/UNIDO/WHO, sản xuất một tấn thép thành phẩm sẽ sản sinh ra khoảng từ 300-500kg chất thải rắn. Tại Ấn Độ, số liệu trung bình từ bốn nhà máy luyện
gang thép thải ra khoảng 500kg/1 tấn thép.
Giai đoạn từ năm 2010-2011, họ đã thải ra từ 35 đến 40 triệu tấn chất thải rắn ra môi trường đất để sản xuất 70 triệu tấn thép. Đây là cái giá phải trả cho sự phát triển kinh tế của Ấn Độ.
Những chất thải rắn bao gồm các oxit kim loại, silica và kim loại nặng. Một số công ty trên thế giới tái sử dụng khoảng 65% chất thải rắn này phục vụ cho các ngành vật liệu xây dựng hoặc bông khoáng