Cao tốc Hà Nội - Hải Phòng là tuyến cao tốc hiện đại nhất Việt Nam và đáp ứng được với các chuẩn mực quốc tế về đường cao tốc với vận tốc tối đa 120km/h, 6 làn xe và 2 làn dừng khẩn cấp.
Một năm, kể từ ngày khánh thành và đưa vào hoạt động; tuyến đường cao tốc: Hà Nội - Hải Phòng (5/12/2015) đã hiện thực hóa những hiệu quả về kinh tế - xã hội cũng như giá trị về nhân văn và cảnh quang... của tuyến cao tốc trong bức tranh tổng thể của mạng lưới giao thông nước nhà. Cũng như nhiều bạn đồng nghiệp, cảm nhận của tôi:
Đây là tuyến cao tốc hiện đại nhất Việt Nam và đáp ứng được với các chuẩn mực quốc tế về đường cao tốc với vận tốc tối đa 120km/h, 6 làn xe và 2 làn dừng khẩn cấp; rút ngắn thời gian đi lại giữa 2 thành phố: Hà Nội - Hải Phòng từ 3 giờ xuống còn gần 1 giờ. Sở dĩ tôi đưa ra nhận xét đó, bởi lẽ trước đó tôi đã từng trải nghiệm trên một số tuyến cao tốc khác ở nước ta cũng như ở một số nước trên các châu lục.
Như Báo Kinh doanh & Pháp luật đã từng đề cập trong một số bài viết: Để có được con đường cao tốc hiện đại này, hơn 7 năm tại công trình này, ngày cũng như đêm, hàng nghìn kỹ sư, công nhân của Tổng Công ty Phát triển hạ tầng và Đầu tư tài chính Việt Nam (VIDIFI., JSC), chuyên gia tư vấn thiết kế, nhà thầu thi công... đã vật lộn với biết bao khó khăn, thách thức với một núi công việc khổng lồ, từ việc phối hợp với các địa phương - nơi có tuyến đường đi qua để giải phóng mặt bằng đến việc lựa chọn, giám sát nhà thầu thi công; lo vốn cho công trình, giải quyết những vụ việc phát sinh trong quá trình thi công.
Riêng việc giải phóng mặt bằng chậm 3 năm đã là một khó khăn lớn, song với sự quyết tâm của chủ đầu tư, sự hỗ trợ và tạo điều kiện của Chính phủ, Ngân hàng Phát triển Việt Nam, các bộ ngành chức năng; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố có tuyến đường đi qua, toàn tuyến cao tốc hiện đại và bề thế đã về đích trước thời hạn một tháng so với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Đây không chỉ là món quà có ý nghĩa mà VIDIFI và Ngân hàng Phát triển Việt Nam chào mừng Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII; góp phần vào việc đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; đặc biệt là vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ. Hiện thực hóa bài học về ý Đảng - lòng dân.
Hiệu quả kinh tế xã hội
Dự án Đường ô tô cao tốc Hà Nội – Hải Phòng là trục giao thông quan trọng kết nối Thủ đô Hà Nội với Thành phố Hải Phòng, nối liền vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ với cụm cảng biển lớn nhất miền Bắc, cảng Quốc tế Hải Phòng, tạo môi trường thu hút đầu tư, đặc biệt là đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, góp phần phát triển khu vực kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, tạo động lực thúc đẩy phát triển mạng lưới giao thông khu vực phù hợp với chiến lược phát triển giao thông Việt Nam đến năm 2020.
Đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng cùng với đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai, Hà Nội – Thái Nguyên, Hà Nội – Lạng Sơn và sắp tới là tuyến cao tốc Hải Phòng - Hạ Long tạo thành mạng lưới đường cao tốc của Bắc Bộ; đảm bảo an toàn giao thông, rút ngắn thời gian lưu thông giữa các tỉnh phía bắc: Hà Nội đi Hải Phòng (Cảng Đình Vũ) 53 phút; theo đó là sự giảm đi rõ rệt về định mức tiêu thụ xăng dầu, sự an toàn cho hành khách và các phương tiện tham gia giao thông bởi mặt đường nhám với hệ số an toàn cao và sự vận hành chuyên nghiệp của đội ngũ cán bộ, công nhân viên hệ thống giao thông thông minh v.v...

Cao tốc này còn nằm trên tuyến hành lang đường bộ Châu Á, ASEAN góp phần thực hiện thỏa thuận hợp tác giữa các nước Tiểu vùng Mê Kông mở rộng (GMS) và thỏa thuận hợp tác “Hai hành lang, một vành đai” Việt– Trung, kết nối cảng biến quan trọng phía Bắc Việt Nam với các tỉnh phía Nam Trung Quốc; tạo thuận lợi cho việc tăng cường xúc tiến đầu tư, thương mại, dịch vụ, du lịch, giao lưu văn hóa và giúp cho việc điều tiết lưu lượng phương tiện giao thông, giảm áp lực về lưu lượng cho các tuyến Quốc lộ 5, Quốc lộ 10, QL38B, QL39, VĐIII và hệ thống các đường tỉnh lộ trong khu vực.
Một năm qua, để đảm bảo An toàn giao thông, An ninh trật tự trên tuyến VIDIFI đã chủ động ký kết quy chế phối hợp với Công an các tỉnh, thành phố tuyến đường đi qua (Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương và Hải Phòng) trong việc phối hợp với các lực lượng chức năng liên quan để xử lý sự cố va chạm giao thông, đảm bảo an ninh trật tư (ANTT), bảo vệ tài sản, chống chiếm hành lang an toàn giao thông; Phối hợp với Cục Cảnh sát giao thông (C67) là lực lượng được Bộ Công an giao nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát đảm bảo giao thông và xử lý vi phạm của các phương tiện tham gia lưu thông trên đường cao tốc. Sau một năm đưa vào khai thác toàn tuyến, lưu lượng phương tiện tham gia giao thông ngày càng tăng.
Nếu như những ngày đầu, tháng đầu khi đi vào hoạt động, trung bình chỉ có khoảng từ 11.000 đến 12.000 xe lưu thông trên tuyến cao tốc này thì đến những ngày cuối năm 2016, số lượng phương tiện (chủ yếu là xe con và xe khách chất lượng cao) đã tăng lên từ 25.000 đến 28.000 xe/ngày, đêm.
Cùng với đó là hệ thống đường gom được hoàn thiện phù hợp với nhu cầu dân sinh của người dân sống ven tuyến đường. Dự báo khi tuyến cao tốc Hải Phòng - Hạ Long (Quảng Ninh), tiếp nối trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng hoàn thành và đi vào hoạt động thì các loại phương tiện lưu thông trên toàn tuyến cao tốc: Hà Nội - Hải Phòng - Hạ Long sẽ tăng lên rất nhiều và chắc chắn sẽ là trục giao thông thiết yếu, điểm nhấn của mạng giao thông phía Đông và Đông Bắc Bộ.
Thành An tự hào là đơn vị cung cấp các loại
nắp hố ga, song thoát nước bằng gang cho dự án, đã góp phần nâng cao chất lượng công trình.